Hiện nay, xu thế nhà gỗ đang dần quay lại và được xây dựng rộng rãi với nhiều phong cách và công dụng khác nhau. Tuy nhiên, có một loại nhà gỗ tồn tại cùng thời gian và mang giá trị văn hóa dân tộc lớn lao mà không phải ai cũng biết. Đó chính là nhà gỗ cổ truyền.
Vậy nhà gỗ cổ truyền là gì?
Không giống các loại hình nhà khác, nhà gỗ cổ truyền là một nét đặc trưng của người Bắc Bộ. Đây không chỉ là biểu tượng cho nền văn hóa lâu đời của người Việt mà còn ẩn chứa nhiều giá trị tâm linh sâu sắc. Các mẫu nhà cổ truyền này có nét đặc trưng là chất liệu bằng gỗ với mái ngói rêu phong cùng một hệ thống sân vường rộng rãi.

Nhà gỗ cổ truyền thừa hưởng nét kiến trúc mộc mạc, giản dị và chuẩn mực giống như tính cách của người Bắc Bộ xưa. Thông thường, loại nhà này sẽ được xây dựng theo hình thức 3 gian, 5 gian hoặc 9 gian, sử dụng các chất liệu quen thuộc của làng quê Việt Nam như gạch, gỗ, đá ong,… để xây dựng. Không gian một ngôi nhà truyền thống chắc chắn sẽ không thể thiếu được giếng nước, sân nhà, hàng cây tạo nên một tổng thể hài hòa mà ai đi xa rồi cũng nhớ về. Là một biểu tượng tâm linh của người Việt, nhà gỗ cổ truyền mang những nét đặc trưng riêng không thể có tại bất kỳ loại hình nhà nào khác như: Dốc mái thẳng; Dùng bẩy – kẻ đỡ mái hiên; Cột mập to, phình ở phần giữa và thân dưới.

Cấu trúc nhà gỗ cổ truyền gồm: mái nhà, hệ cột, xà, bẩy – kẻ và các bộ phận kết cấu khác (con rường, con lợn, rường cụt, cửa bức bàn, con tiện, dạ tàu, đầu đao) với những đặc trưng sau:
– Cột nhà: nhà gỗ cổ truyền được xây dựng theo cấu trúc nối với nhau bởi các xà ngang và đỡ bằng các cột đỡ. Cột nhà thường có hình dáng tròn, to mập và phình ở giữa, đóng vai trò trụ cột chính của cả công trình. Do đó, người ta thường sử dụng các loại gỗ quý, có tính bền cao như gỗ lim, gỗ xoan đào, gỗ gụ,… để xây dựng.
– Mái nhà: được đỡ bằng kẻ hay bẩy; một thanh chéo đỡ mái hiên vươn ra theo nguyên tắc đòn bẩy rất độc đáo, lấy cảm hứng từ hình ảnh con thuyền trên sông nước. Triền mái được thiết kế thẳng, hếch lên ở góc mái tạo sự thanh thoát và tinh tế. Phần mái lớn và thường chiếm tới 2/3 chiều cao mặt đứng công trình, nhất là đối với mái đình. Góc mái tức “đầu đao” được làm cong, uốn ngược, còn được gọi là đao quật. Đây là điểm làm nên sự khác biệt của nhà gỗ cổ truyền so với các loại nhà của vùng/quốc gia khác.
– Chạm khắc: trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền Việt, chạm trổ là phần rất quan trọng và gần như đã trở thành nét đặc trưng của riêng loại nhà này. Tùy theo từng khu vực mà hoa văn chạm khắc được quy định khác nhau.
– Hình thức: nhà gỗ cổ truyền sở hữu số gian theo cơ số lẻ với kết cấu 1 gian chính giữa và các gian đối xứng 2 bên (chái nhà). Mỗi chái nhà gồm một hàng cột quân, các hàng cột này sẽ xoay vuông góc với cột trong gian chính.

Kiến trúc nhà gỗ cổ truyền luôn giữa được nét đẹp truyền thống từ trước đến nay với mục đích nhằm giữ nguyên những giá trị văn hóa cũng như đem đến một không gian sử dụng tối ưu nhất. Toàn bộ khung nhà được làm bằng gỗ trong khi sàn được làm bằng gạch, vừa khiến cho ngôi nhà gỗ cổ truyền trở nên bền chắc, đẹp. Đôi khi, chất liệu đá cũng được sử dụng thêm vào mẫu nhà gỗ cổ truyền hay là nhà thờ họ, từ đường, nhà thờ tổ. Từ đó mà các không gian này sẽ trở nên uy nghi, trường tồn. Ngoài ra chúng còn hợp với phong thủy và ý nghĩa của những kiểu nhà thờ như vậy.
Thời gian khiến mọi thứ phát triển nhưng cũng đồng thời mang lại giá trị cao cho những công trình kiến trúc truyền thống. Ngày nay, những ngôi nhà gỗ tuy có nhiều nét đổi mới từ chất liệu cho tới kiểu dáng và kết cấu nhưng nhìn chung vẫn giữ được những tinh hoa trong thiết kế nhà gỗ cổ của người Việt Nam xưa.
Liên hệ HOMELUX để sở hữu những thiết kế văn hóa truyền thống con người Việt Nam